Từ những năm đầu của thập niên 90, TP HCM đã bắt đầu công cuộc đô thị hóa thông qua việc cải tạo, chỉnh trang những khu dân cư cũ. Trải qua 30 năm, bộ mặt thành phố nay đã thay da đổi thịt rất nhiều nhờ hàng loạt dự án bất động sản.
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cả nước hiện có 863 đô thị, gồm hai đô thị đặc biệt trực thuộc Trung ương (Hà Nội và TP HCM); 23 đô thị loại I; 31 đô thị loại II; 48 đô thị loại III; 87 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V.
Tính đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá cả nước đạt khoảng 40%, nhưng xét về chỉ tiêu quy mô dân số thì tỷ lệ đô thị hoá chỉ đạt 36,8%. HoREA đánh giá, mạng lưới đô thị quốc gia hiện nay nhìn chung chưa có sự cân đối và hài hoà.
Hàng chục năm qua, các đô thị ở nước ta có xu thế đô thị hóa theo chiều rộng kiểu "vết dầu loang", vừa gây lãng phí quỹ đất, lại khó đầu tư hệ thống giao thông có sức chở lớn như metro.
Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị gắn liền với sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như các khu đô thị (KĐT) mới. Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên ra đời, song ở giai đoạn này, pháp luật vẫn chưa thừa nhận giá trị của đất đai, nhà ở chưa được xem là hàng hóa.
Nhận xét
Đăng nhận xét