Giá cao su hôm nay kỳ hạn trên sàn TOCOM ngày 20/4

Vietnambiz- Giá cao su hôm nay ngày 20/4 kỳ hạn trên sàn TOCOM – tham chiếu cho toàn thị trường Đông Nam Á – tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên mức cao nhất gần 1 tháng do giá dầu tăng mạnh mẽ, trong khi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng cũng hậu thuẫn giá.
Đọc thêm thông tin thị trường giá cao su hôm nay, tại đây:

Giá cao su hôm nay kỳ hạn trên sàn TOCOM ngày 20/4

Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 năm do dự trữ dầu thô Mỹ giảm và nước xuất khẩu dầu hàng đầu – Saudi Arabia – tiếp tục duy trì nguồn cung, đẩy giá tăng cao. Giá cao su tại TOCOM giảm hơn 10% trong quý I/2018, trong bối cảnh lo ngại về dự trữ tại Tokyo và Thượng Hải gia tăng.
"Tuy nhiên, nếu giá dầu, thị trường chứng khoán toàn cầu và đồng USD duy trì vững, thị trường cao su có thể được nâng đỡ", Hiroyuki Kikukawa, Tổng giám đốc nghiên cứu Nissan Securities cho biết. Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn TOCOM tăng 4,8 JPY tương đương 2,6% lên 187,1 JPY (1,74 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 187,4 JPY/kg, mức cao nhất kể từ ngày 22/3. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su giao tháng 9 tăng 610 NDT lên 11.780 NDT (1.878 USD)/tấn.
Đồng USD tăng 0,15% lên 107,410 yên sau khi tăng khiêm tốn trong phiên trước đó. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn SICOM tăng 3,2 cent lên 140,6 UScent/kg.
Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới cho biết, sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với cao su halogenated butyl nhập khẩu từ Mỹ, EU và Singapore.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 30 cent lên 73,78 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 74,75 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 27/1/2014 – ngày OPEC quyết định bơm càng nhiều càng tốt để bảo vệ thị phần. Giá dầu thô Tây Texas WTI giảm 18 cent xuống còn 68,29 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 69,56 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 28/11/2014. Giá dầu WTI đã tăng gần 8% trong 8 ngày giao dịch qua.
Các thương nhân cho biết, các nhà đầu cơ tiếp tục đặt cược vào xu hướng giá tăng hơn nữa, dự kiến sự gián đoạn nguồn cung tiềm năng và sụt giảm tồn kho do nhu cầu tăng mạnh mẽ. Các nhà đầu tư đang chú ý tới giá dầu thô Mỹ ở mức 70 USD/thùng, nhưng sẽ không đối mặt với mức kháng cự, đặc biệt tốc độ tăng gần đây sẽ gây áp lực bán ra trong một thời gian dài.
Ủy ban kỹ thuật của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ họp tại Jeddah vào tuần này phát hiện ra rằng, các kho dự trữ tại các quốc gia phát triển hồi tháng 3 chỉ cao hơn mức trung bình 5 năm 12 triệu thùng.
Nước xuất khẩu dầu hàng đầu – Saudi Arabia – muốn giá dầu tăng lên mức 80 USD hay thậm chí là 100 USD/thùng, một dấu hiệu cho thấy Riyadh sẽ kiên định với thỏa thuận cắt giảm sản lượng dù các nước đã đạt được mục tiêu ban đầu của thỏa thuận này.
Giá dầu cũng được hỗ trợ là khả năng Mỹ có thể tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC, điều này có thể dẫn đến nguồn cung cắt giảm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Oman, Mohammed bin Hamad Al Rumhi vẫn cho rằng, thị trường dầu dư cung.
Giá vàng giảm sau khi tăng 4 phiên liên tiếp khi căng thẳng chính trị toàn cầu suy giảm. Giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống còn 1.346,2 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tháng 6 tại Mỹ giảm 4,7 USD tương đương 0,4% xuống còn 1.348,8 USD/ounce. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông hy vọng Hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong Un Bắc Triều Tiên sẽ thành công, trong khi phương Tây phóng tên lửa tấn công Syria sẽ dịu bớt. Trong đầu tuần, một quan chức cấp cao của chính quyền cho biết, Trump đã trì hoãn việc áp đặt bổ sung lệnh trừng phạt đối với Nga.
Giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 17,25 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 17,35 USD/ounce – mức cao nhất kể từ ngày 1/2. Trong 6 tháng qua, bạc là kim loại ít thay đổi so với vàng tăng 4,5% và palađi tăng 7,7%.
Bạch kim giảm 0,2% lên 933,24 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 953,5 USD/ounce, mức cao nhất trong hơn 3 tuần. Palađi giảm 0,3% xuống còn 1.032,4 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.057,2 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 27/2.
Giá nickel và nhôm thoái lui trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi tăng lên mức cao nhiều năm, do lo ngại về ảnh hưởng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các công ty Nga, với các nhà phân tích cho rằng mức tăng đã vượt quá đặc biệt là nickel.
Mục tiêu của Mỹ bao gồm Rusal – nhà sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới – và các thương nhân lo ngại các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng đối với Nornickel – nhà sản xuất nickel lớn thứ 2 thế giới.
Giá nickel giao kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 9,3% lên 16.690 USD/tấn, mức cao nhất 3 năm, trong phiên có lúc giảm 1,3% xuống còn 15.075 USD/tấn. Giá nickel đã tăng gần 1/3 kể từ khi các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với Rusal hôm 6/4.
Giá nhôm giảm 2,1% xuống còn 2.485 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.718 USD/tấn, mức cáo nhất trong gần 7 năm. Giá nhôm tăng gần 40% kể từ khi lệnh trừng phạt đối với Rusal được áp đặt.
"Mỹ không có khả năng (áp đặt các biện pháp trừng phạt) đối với Nornickel bởi vì họ phụ thuộc quá nhiều vào palađi của nước này. Câu hỏi đặt ra là tình hình sẽ tiến triển như thế nào nếu căng thẳng giữa Nga và Mỹ leo thang", nhà phân tích Julius Baer, Carsten Menke cho biết.
Thâm hụt thị trường nickel toàn cầu đã thu hẹp xuống còn 2.500 tấn trong tháng 2/2018 so với mức thâm hụt được điều chỉnh 15.800 tấn tháng trước đó, Tập đoàn Nghiên cứu Nickel Quốc tế cho biết.
Giá đồng giảm 0,5% xuống còn 6.984 USD/tấn, giá kẽm giảm 1,3% xuống còn 3.223 USD/tấn, giá chì giảm 1,7% xuống còn 2.337 USD/tấn, trong khi giá thiếc giảm 0,1% xuống còn 21.450 USD/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tăng gần 7% lên mức cao nhất trong gần 1 tháng, động thái giảm dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu thép. Tuy nhiên, một số thương nhân cho rằng hoạt động giao dịch đầu cơ có thể đến sau khi giá tăng, với nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép duy trì ở mức cao.
Cùng với quặng sắt, các hàng hóa khác giao dịch tại Trung Quốc cũng tăng lên mức cao nhiều tuần bao gồm cao su, nickel, nhôm và kẽm.
Giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 9 tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 6,5% lên 475 NDT (76 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 476 NDT/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 23/3.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ cho biết, sẽ giảm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng từ ngày 25/4, điều này đã thúc đẩy giá thép và nguyên liệu tăng.
"Điều mà ngân hàng trung ương sẽ đưa ra là hỗ trợ các dự án bất động sản, bởi vậy sẽ hỗ trợ nhu cầu thép trong ngắn và trung hạn", thương nhân quặng sắt có trụ sở tại Thượng Hải cho biết.

Xem thêm nhiều thông tin về giá cao su hôm nay mới cập nhật mỗi ngày, tại đây:
Giá than cốc kỳ hạn tại Đại Liên tăng 3,3% lên 1.893,5 NDT/tấn, sau khi tăng 4,8% trong ngày thứ tư (18/4), trong khi giá than luyện cốc tăng 2,5% lên 1.174,5 NDT/tấn. Giá thanh cốt thép tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2% lên 3.516 NDT/tấn, sau khi tăng gần 2% phiên trước đó.
Dự trữ quặng sắt tại các cảng lớn của Trung Quốc đạt 160,1 triệu tấn hôm 13/4, không xa so với mức cao kỷ lục 161,68 triệu tấn cuối tháng 3, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
BHP Billiton Ltd, công ty sản xuất quặng sắt lớn thứ 3 thế giới cắt giảm sản lượng quặng sắt trong năm tài chính 2018 thêm 2% xuống còn khoảng 272-274 triệu tấn. Tuy nhiên, việc giảm sản lượng của BHP là không đáng kể và có thể được bù đắp bởi các nhà cung cấp khác, thương nhân Thượng Hải cho biết.
Giá quặng sắt giao sang cảng Tần Hoàng Đảo tăng 2,1% lên 65,88 USD/tấn trong ngày thứ tư (18/4), mức cao nhất kể từ ngày 22/3, Metal Bulletin cho biết.

Nhận xét